Tất tần tật về SEO website cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn làm SEO website để lên top, SEO tăng thứ hạng website,…Người người làm SEO, nhà nhà làm SEO. Giờ đây trong marketing online, SEO như một “câu thần chú” hô biến website của doanh nghiệp bạn nằm chễm chệ trên top tìm kiếm Google.

Một số chuyên gia có thể đã nói với bạn rằng phải mất nhiều năm kinh nghiệm thì mới hiểu về SEO, nhưng điều đó là không đúng. Thực tế bạn có thể nắm được những kiến thức cơ bản về SEO chỉ trong… vài phút mà thôi. Điều đó là sự thật nếu bạn dành thời gian đọc bài Hướng dẫn làm SEO website này.

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những điều cơ bản nhất về SEO, bản chất của SEO, cách nó hoạt động và hướng dẫn làm SEO website. Nếu bạn đang tìm cách tăng lưu lượng truy cập cho website của mình để tăng doanh số bán hàng thì hãy làm theo những hướng dẫn cơ bản dưới đây.

1. SEO hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, hãy làm rõ tại sao phải làm SEO?

Hơn 80% người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm website như: Google, Bing, Yahoo, ở Việt Nam có Cốc Cốc. Có tới hàng triệu người sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Trên Internet thì có hàng tỷ trang web bao gồm cả trang website của công ty bạn.

Vậy làm thế nào để khách hàng có thể tìm thấy website của công ty bạn giữa một rừng website? SEO chính là con đường dẫn khách hàng tới với website của bạn. Là đường mòn hay đường lớn phụ thuộc vào cách bạn làm SEO website tốt hay không. Nếu website của bạn không nằm trong top 30 kết quả tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm, thì khách hàng sẽ còn chẳng biết công ty của bạn đang tồn tại.

SEO hoạt động như thế nào?

SEO bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Rất nhiều marketer nghĩ công việc SEO chỉ là mang lại những lượt truy cập miễn phí cho website. Nhưng đó chỉ là một trong những kết quả, không phải là cách hoạt động của SEO.
Mục đích thực sự của SEO đó là: giúp những người đang chờ đợi bạn tìm đến được với bạn. Để làm được điều đó thì bạn phải xây dựng nội dung website trùng khớp với những thứ khách hàng tìm kiếm.

Ví dụ: chị L. bán quần áo handmade thủ công. Chị L. thường xuyên chia sẻ những bài viết và video về cách chị may quần áo trên trang blog. Ngoài việc chia sẻ về cách may, chị còn rất hay cho khách hàng thấy những loại chỉ sợi mà chị dùng. Có rất ít sự canh tranh về từ khóa liên quan đến “chỉ sợi”.Chị L. đã dành thời gian tạo ra những bài viết chất lượng về “chỉ sợi”. Thời gian sau đó, trang blog của chị xuất hiện trên top 1 tìm kiếm Google với từ khóa liên quan đến “chỉ sợi”.

Hẳn bạn đã thấy được sự tiềm năng trong ví dụ này? Tuy nhiên…

Những người tìm kiếm các từ khóa về “chỉ sợi” thì thường sẽ thích tự may đồ cho mình hơn là mua sẵn. Điều này không có lợi cho việc bán quần áo của chị L. chút nào. Lượng truy cập vào trang blog nhiều hơn hẳn, thế nhưng để họ mua sản phẩm của chị L. thì có vẻ là khó.
=> Điều rút ra ở đây không chỉ là việc có thật nhiều người truy cập vào trang web của bạn. Quan trọng hơn đó là tỉ lệ chuyển đổi từ “khách” sang “khách hàng” trên website. Và có thể chị L. đã chưa đọc được bài Hướng dẫn làm SEO website này.

Nếu bạn muốn làm SEO, bạn cần đảm bảo mục tiêu của mình sẽ ăn khớp với mục tiêu của khách hàng. Ví dụ: bạn muốn bán áo len thì hãy đảm website bán áo len của bạn sẽ đến được với những người muốn mua áo len.

Nếu muốn quảng bá website đến đúng đối tượng nhanh hơn, hãy Chạy quảng cáo Google Ads. Nếu muốn lượng truy cập lên từ từ và duy trì lượng truy cập bền vững, hãy làm SEO web. Hoàn mỹ nhất, bạn vẫn nên kết hợp cả 2 yếu tố này để mang tới hiệu quả bất ngờ bùng nổ doanh số.

Tìm ra điều bạn muốn, sau đó tối ưu hóa cho các từ khóa để mang tới cho bạn những người đang muốn điều tương tự.

Vậy làm cách nào để biết được những từ khóa phù hợp?
Đơn giản là bạn phải nghiên cứu từ khóa.

2. Nghiên cứu từ khóa(Research)

abstrakt, analyse, analysieren, backlinks, figur, gezeichnet, homepage, html, icon, index, inhalt, internet, keyword, konzept, konzeptionell, lšsung, marketing, mŠnnchen, onlinemarketing, optimierung, programmierung, professionell, qualitŠt, rang, ranking, recherche, schlŸsselwort, searchengine, seo, stichmŠnnchen, stichwort, strategie, suchbegriffe, suche, suchen suchergebnis, suchmaschine, suchmaschinenoptimierung, symbol, tagcloud, traffic, webdesign, webgestaltung, webmaster, webpage, webseite, website, Webanwendung, werkzeuge ,zeichnung, Query Deserve Freshness, Ranking-Algorithmus
SEO bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Nghiên cứu có vẻ là một công việc nhàm chán. Thế nhưng nó lại cần thiết cho việc làm SEO.

Bạn sẽ cần biết những từ khóa có:

  • Lượng tìm kiếm nhiều (Nhiều người tìm kiếm từ khóa)
  • Độ cạnh tranh thấp (Tổng số lượng kết quả tìm kiếm càng nhỏ thì bạn càng có cơ hội cải thiện thứ hạng cao)
  • Liên quan tới website của bạn

Có khá nhiều các website hỗ trợ bạn nghiên cứu từ khóa phù hợp, nhưng phổ biến nhất là “Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google”. Công cụ này cung cấp cho bạn các kết quả dựa trên kết quả tìm kiếm thực của Google. Nếu bạn có một tài khoản Adwords, thì sẽ được Google “tặng” cho một danh sách các từ khóa gợi ý phù hợp cho website của mình.

Để tránh việc tìm kiếm lan man không đúng từ khóa trọng tâm, bạn nên cân nhắc về phạm vi của từ khóa. Có hai loại từ khóa: Từ khóa ngắn và Từ khóa dài. Từ khóa ngắn là loại từ khóa thường chỉ có từ 2 đến 3 chữ. Các Từ khóa ngắn hay được chọn làm tên miền và có độ cạnh tranh cao.

Từ khóa dài

Từ khóa dài thường có từ 3 từ trở lên. Từ khóa dài mô tả nhu cầu tìm kiếm của người dùng chi tiết hơn. Từ khóa dài được sinh ra từ nhu cầu tìm kiếm của người dùng xoay quanh Từ khóa ngắn, vì vậy hành vi của họ cũng rõ ràng hơn.
Ví dụ: từ khóa dài “thuê marketing ở Hà Nội” sẽ có độ cạnh tranh thấp hơn từ khóa ngắn “thuê marketing”.

Từ khóa dài thường có từ 3 từ trở lên. Từ khóa dài mô tả nhu cầu tìm kiếm của người dùng chi tiết hơn. Từ khóa dài được sinh ra từ nhu cầu tìm kiếm của người dùng xoay quanh Từ khóa ngắn, vì vậy hành vi của họ cũng rõ ràng hơn.
Ví dụ: từ khóa dài “thuê marketing ở Hà Nội” sẽ có độ cạnh tranh thấp hơn từ khóa ngắn “thuê marketing”.

Khi bạn kết hợp cả từ khóa ngắn và từ khóa dài thì từ khóa dài(không phổ biến) của bạn sẽ chiếm tới 80% lượng truy cập. Vì vậy khi nghiên cứu từ khóa, đừng nên tập trung quá vào các từ khóa có quá nhiều người tìm kiếm. Hãy lưu ý một số từ ít phổ biến hơn, và sao đó kết hợp chúng vào kế hoạch SEO tổng thể của bạn.

Chưa biết cách tìm từ khóa chính xác nhất? 

Liên hệ (+84)7.7555.7588 hoặc hộp thư hỗ trợ để Levier Agency được giúp đỡ bạn.

3. Xây dựng nội dung hấp dẫn

Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu từ khóa, bước tiếp theo sẽ là phần xây dựng nội dung.

hướng dẫn SEO website xây dựng nội dung website
Xây dựng nội dung hấp dẫn đòi hòi sự đầu tư kĩ lưỡng

Công cụ tìm kiếm có các Bot thực hiện nhiệm vụ tự động “đọc” nội dung website của bạn, lọc ra các từ khóa và “quyết định” thứ tự xếp hạng cho các từ khóa này. Bạn có thể tác động tới “quyết định” này bằng việc tối ưu hóa nội dung cho một số từ khóa nhất định.

Tuy nhiên,
Nội dung của bạn là cho khách hàng đọc, không phải cho máy đọc. Các bài viết của bạn phải thực sự thu hút, có chất lượng. Nếu nội dung bài viết của bạn nhàm chán, vô bổ thì dù có được xếp hạng cao cũng chỉ mời gọi được những vị khách vãng lai.
Hãy đầu tư vào nội dung, sau đó mới tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Bạn phải chú ý đến:

  • Tiêu đề – Tiêu đề phải thật ấn tượng. Bạn chỉ có duy nhất 1 cơ hội để gây ấn tượng ban đầu cho khách hàng, hãy cố gắng hết sức có thể.
  • Từ khóa – Chọn từ khóa phù hợp để mang khách hàng mục tiêu tới cho bạn
  • Link liên kết – Đặt liên kết tới các trang uy tín khác, và các trang uy tín này có ý kiến tích cực về nội dung trang của bạn.
  • Chất lượng bài viết – Hãy đăng tải những bài viết có nội dung độc đáo và chất lượng. Khách hàng sẽ không thể tìm kiếm những thứ thú vị như vậy ở đâu khác ngoài website của bạn.
  • Sự tươi mới –  Hãy đảm bảm website của bạn luôn tươi mới về mặt nội dung. Nếu không có thời gian viết, bạn có thể thuê dịch vụ tại đây để viết bài hoặc thử đặt thêm phần hỏi đáp trên website.
CHÚ Ý:

Không đăng tải nội dung của người khác lên website của bạn. Việc này gây trùng lặp nội dung và công cụ tìm kiếm sẽ có hình phạt đối với website của bạn.

4. Tối ưu hóa Code

Các Bot của công cụ tìm kiếm không chỉ “đọc” nội dung mà còn “đọc” cả code của website.
Có 8 phần code bạn cần tối ưu hóa.

Thẻ tiêu đề (Title Tags)

Hướng dẫn làm SEO website với Thẻ tiêu đề.
Ví dụ 1: <title>Hướng dẫn làm SEO web tại levier.vn</title>
ở đây nhấn mạnh vào “hướng dẫn làm SEO web” và “levier.vn”. Khi người dùng tìm kiếm trên công cụ sẽ nhập từ khóa “hướng dẫn làm SEO web”, hoặc “levier.vn”.

Ví dụ thứ 2:
<title>Tìm agency tại Việt Nam có chi phí hợp lý với levier.vn</title>
Bằng việc thêm tên trang web vào phía cuối sẽ giúp nhấn mạnh nội dung. Hầu như người dùng có thể tìm kiếm theo từ khóa “thuê agency tại TP HCM” hoặc các biến thể của chúng.
Điểm mấu chốt khi mã hóa các thẻ tiêu đề là phải xuất hiện từ khóa trong tiêu đề. Để tối đa hóa các kết quả của công cụ tìm kiếm, mỗi trang nên chỉ có 1 thẻ tiêu đề duy nhất.

Thẻ Meta (Meta Tags)

Thẻ Meta hay còn gọi là Meta Tag là những dòng mã đặt ở trên đầu của một trang HTML chứa những thông tin về file HTML đó như tiêu đề, mô tả, ngôn ngữ, tác giả,… nhằm cũng cấp cho các công cụ tìm kiếm biết và thu thập thông tin về trang web của bạn.

Thẻ meta là phần mô tả nội dung của website một cách ngắn gọn

Thẻ mô tả Meta không có ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Nhưng nó ảnh hưởng tới quyết định nhấp chuột của người dùng. Thẻ Meta những dòng mô tả ngắn về nội dung website. Thẻ Meta cho người dùng biết website của bạn đề cập tới vấn đề gì, từ đó quyết định có nhấp chuột hay không.

Hãy tiếp tục đảm bảo thẻ Meta của bạn có chứa từ khóa chính. Sử dụng các câu ngắn,rõ ràng. Nội dung trong thẻ không quá 300 ki tự và dễ hiểu.

Tiêu đề

Tiêu đề của của website cũng giống như tiêu đề của một cuốn sách, chỉ khác là chúng có một trật tự riêng biệt. Có thẻ H1, H2, H3, H4 với H1 là tiêu đề chính để bắt đầu trang. Các tiêu đề sau sẽ dần làm rõ hơn từng phần nội dung trên trang.
Ví dụ:

<h1>Hướng dẫn SEO website 2021 toàn diện nhất cho người mới bắt đầu</h1>

<h2>Các bước của SEO</h2>

<h3>Nghiên cứu từ khóa</h3>

CHÚ Ý:

Nội dung càng cụ thể, số lượng thẻ tiêu đề càng lớn, bài viết càng chất lượng.
Chỉ nên có 1 thẻ H1 trên từng trang, còn có thể thêm nhiều thẻ H2, H3, H4 nếu cần. Ngoài ra tiêu đề của bạn phải có chứa từ khóa và liên quan tới bài viết.

Sơ đồ website (Sitemaps)

hướng dẫn làm SEO website Sitemaps
Sitemap index

Sơ đồ website giống như một lộ trình được xây dựng cho công cụ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm gửi các Bot đi thu thập thông tin website của bạn theo lộ trình này. Việc của bạn là khai thông con đường và dẫn lối vào tất cả các ngóc ngách trong “căn phòng website” của mình.

Bạn có thể tạo Sitemaps theo 2 cách: HTML Sitemaps và XML Sitemaps. Trong khi XML Sitemaps được tạo ra cho bộ máy tìm kiếm thì HTML Sitemaps thân thiện với người dùng hơn. Người dùng dễ dàng tìm kiếm nhanh chuyên mục cần thiết.

Nếu web của bạn chỉ có khoảng vài trăm trang thì bạn nên đặt liên kết tới mỗi trang trong HTML Sitemaps. Nếu web có vài nghìn trang trở lên thì chỉ cần đặt liên kết tới các trang quan trọng nhất.

Ngược lại, XML Sitemaps chứa tất cả các trang trong website của bạn ngay cả khi có cả triệu trang. Bạn có thể sử dụng các công cụ như XML Sitemap Creator để tự động tạo Sitemap. Sau đó gửi XML Sitemaps Google Webmaster Central để Google có thể thu thập thông tin (Crawl) và lập danh mục (Index) website của bạn.

Tên miền (Domain Name)

Tên miền là từ khóa hoặc chứa từ khóa chính sẽ có xếp hạng cao hơn rất nhiều tên miền không có từ khóa.
Nhưng đổi lại, tên miền với từ khóa càng chính xác thì lại càng phổ biến. Đó là lí do tại sao các công ty thường hay sử dụng những tên miền cụ thể về mặt hàng/dịch vụ đang kinh doanh thay vì xây dựng tên miền riêng.

Câu hỏi đặt ra: Vậy nên chọn tên miền thế nào?
Trả lời: Còn tùy vào mục đích của bạn

Nếu lượng truy cập chỉ đến thuần túy từ các công cụ tìm kiếm thì sử dụng các từ khóa mô tả cụ thể sẽ có lợi hơn. Ví dụ: levier.vn, levieragency.com
Các kết quả sẽ xuất hiện khi người dùng gõ từ khóa xuất hiện trên tên miền.

Nếu SEO chỉ là một phẩn trong chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn thì hãy nghĩ ra cái gì đó độc đáo hơn.Ví dụ: vlance.vn
Nếu thập kỉ trước, chẳng ai lên mạng tìm kiếm từ “Google” hay “Youtube” thì giờ đây cả hai đều đã trở thành những “gã khổng lồ” Internet.

Cấu trúc URL (URL Structure)

URL là một phần quan trọng nhưng thường bị bỏ quên trong SEO.
Nếu các URL của bạn lộn xộn thì các công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn khi thu thập dữ liệu. Từ đó trang của bạn sẽ không thể được Index đồng nghĩa sẽ không được xếp hạng trong công cụ tìm kiếm.

  • Hãy ghi nhớ những yếu tố này để URL của web thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm:
  • Không được chứa các kí tự không liên quan (!@#$%^&*)
  • URL ngắn thường có thứ hạng cao hơn
  • Số và chữ chỉ nên được sử dụng trong URL
  • Không sử dụng dấu gạch dưới, thay bằng dấu gạch ngang
  • Các tên miền phụ có ích hơn các thư mục con

Cấu trúc website (URL Structure)

Cách bạn liên kết các trang web với nhau có ảnh hưởng lớn đến xếp hạng của bạn.Một số mẹo khi liên kết trang web:

  • Liên kết trong phần nội dung sẽ có trọng lượng hơn những link ở thanh bên hoặc cuối trang
  • Trong mỗi trang chỉ nên có dưới 100 links
  • Không đưa link tới các trang thiếu uy tín hoặc có nội dung kém chất lượng

Thẻ Alt (Atl Tags)

Để các Bot index chính xác hình ảnh, thẻ Atl cần được thêm vào mỗi ảnh theo dạng dòng mô tả ngắn. Ví dụ một bức ảnh về “Levier Agency” thì bạn sẽ phải “nói” với công cụ tìm kiếm rằng: hình ảnh này là về một Levier Agency bằng Thẻ Alt. Như thế này:
<img src=”https://levier.vn/images/levieragency.jpg” alt=“Levier Agency” />

Tên ảnh của bạn phải liên quan tới nội dung bức ảnh. Hình ảnh của “hoa dâm bụt đỏ” thay vì image3.jpg sẽ là leviergency.jpg

Liên kết (Links)

Liên kết có thể coi là phần quan trọng nhất trong SEO. Càng dẫn được nhiều liên kết về thì website của bạn càng được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Bạn nên dẫn liên kết từ các trang uy tín, không spam. Các công cụ tìm kiếm sẽ xem xét các link uy tín dẫn về trang của bạn. Càng nhiều link uy tín thì trang của bạn càng được ưu tiên.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LIÊN KẾT:
  • Để liên kết trong phần nội dung sẽ có hiệu quả hơn để ở thanh biên hoặc ở cuối trang
  • Nên liên kết với các trang web có nội dung liên quan đến trang của bạn
  • Anchol Text đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các liên kết (backlink). Anchor text là dạng text chứa 1 liên kết đến 1 bài viết, 1 trang trên webiste đó hoặc đến 1 website khác.
    Ví dụ: ta có đoạn mã
    <a href=”https://levier.vn/“>dịch vụ SEO chuyên nghiệp</a>
    sẽ hiển thị trên bài viết dưới dạng: dịch vụ SEO chuyên nghiệp thì “dịch vụ SEO chuyên nghiệp được gọi là Anchor text. Khi người dùng nhấn vào link thì sẽ nhảy tới liên kết chứa nó.
MỘT VÀI ĐIỀU CẦN TRÁNH:
  • Liên kết tới các trang spam hoặc có nội dung không phù hợp
  • Không đặt quá nhiều liên kết trong trang
  • Không để quá nhiều Anchor text trong các liên kết
  • Trao đổi link sẽ không mấy hiệu quả
  • Không nên mua Back link
CÁCH ĐỂ TĂNG LIÊN KẾT:
  • Sử dụng Mạng xã hội – Hãy hướng tới những Mạng xã hội lớn, nhiều người sử dụng để giúp kéo backlink về website của bạn.Sử dụng Mạng xã hội – Hãy hướng tới những Mạng xã hội lớn, nhiều người sử dụng để giúp kéo backlink về website của bạn.
  • Gửi trang web của bạn tới những web uy tín, khiến họ có những lời khen dành cho web của bạn.
  • Top 100 – Nếu muốn xếp hạng cho từ khóa cụ thể, các link tốt nhất sẽ tới từ các trang web trong top 100 kết quả tìm kiếm về từ khóa đó. Một số website trong số đó sẽ không coi bạn là đối thủ nên bạn có thể gửi email đề nghị liên kết tới trang của bạn.
  • Các diễn đàn – Một số diễn đàn cho phép bạn tạo chữ kí. Bạn có thể đặt link website của mình vào đó.
  • Cạnh tranh – Cách dễ nhất để kéo backlink đó là tìm hiểu những người đã dẫn link đối thủ của bạn. Sau đó gửi email cho họ, nêu lên những mặt lợi thế của bạn hơn đối thủ. Người dùng sẽ cân nhắc và có thể thay thế link của bạn cho link đối thủ. Tỉ lệ này là 5%.
  • Dead link – Các liên kết sẽ chết theo thời gian. Nhiều trang web xuống cấp nhưng đường link thì vẫn còn. Việc của bạn là tìm những đường link đó gửi cho người phụ trách website, và đề nghị đặt những link bài viết liên quan của bạn thay thế.

5. Tăng traffics cho website thì chỉ cần làm SEO là đủ?

Sự thật, việc làm SEO website là một trong những điều bắt buộc nếu bạn muốn có traffics đều đặn. Tuy nhiên SEO không quyết định hoàn toàn lượng traffics. Và SEO cũng là “bức tường thành cao nghìn mét” thử thách sự bền bỉ của bạn.

Trung bình, làm SEO website mất khoảng 3 – 6 tháng để Google index dữ liệu. Một bài viết SEO của bạn cũng sẽ mất thời gian tương tự để “leo” được lên đỉnh vinh quang top Google (nếu nội dung đủ tốt). Nghĩa là trong thời gian này, bạn gần như không có traffics.

Vậy làm thế nào để có traffics nhanh, và cho tỉ lệ chốt đơn cao hơn? Câu trả lời đó là sử dụng công cụ quảng cáo Google. Với một lần hiển thị quảng cáo, bạn có thể tiếp cận với hàng chục nghìn khách hàng mục tiêu. Kỹ thuật chạy quảng cáo tốt sẽ giúp bạn “tranh được top” của Google. Nằm top mang cho bạn 3 lợi ích lớn nhất:

  • Kéo traffics tốc độ cao
  • Tiếp cận nhanh đến khách hàng mục tiêu
  • Quảng bá thương hiệu

Hãy cân nhắc về việc kéo traffics bằng quảng cáo. Google cho phép chạy quảng cáo với ngân sách linh hoạt. Tùy vào mục đích của bạn, mức giá thành chi tiêu cho quảng cáo cũng khác nhau. Nếu chỉ để kéo traffics thì giá thành sẽ rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn nên nghiên cứu kỹ hoặc nhờ tư vấn của các chuyên gia chạy quảng cáo để có kết quả tốt hơn.

Kết luận

Nếu bạn thực hiện theo những lời khuyên trong bài Hướng dẫn làm SEO website này, lưu lượng truy cập vào website của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên hãy thật kiên nhẫn. Vì các công cụ tìm kiếm sẽ mất thời gian để cập nhật hồ sơ và thu thập thông tin.

Một lần nữa, hãy thật kiên trì và bền bỉ. Tìm hiểu cái gì hiệu quả với website của bạn, cái gì thì không. Sẽ không có bất kì đường tắt nào ở đây cả. Việc bạn sử dụng bất cứ công cụ gì để tăng tốc độ truy cập thì bạn sẽ bị phạt. Điều đó là không đáng với công sức mà bạn đã bỏ ra.

Cách giải quyết tốt hơn như sau:
Bước 1- Tìm hiểu xem người dùng đang tìm kiếm điều gì
Bước 2 – Tạo website cung cấp điều đó
Bước 3 – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp người dùng tìm thấy bạn

Cuối cùng, đích đến của người dùng sẽ luôn là các trang web xuất hiện trên trang đầu công cụ tìm kiếm với mỗi chủ đề khác nhau. Bạn hãy kiên trì và chăm chỉ xây dựng website chất lượng nhất. Sau đó quảng cáo cho website thật nhiều, người dùng sẽ tìm thấy bạn.

Sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức làm SEO vì đây là công việc không dễ dàng. Nhưng thành quả thu lại được là quả ngọt.

Bạn không muốn tiêu tốn thời gian hoặc đơn giản là muốn đẩy nhanh tốc độ làm SEO cho website an toàn?

Hãy lựa chọn những gói dịch vụ hỗ trợ – thúc đẩy SEO an toàn cho website tại đây. Dịch vụ được cung cấp bởi những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về SEO website sẽ tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho bạn.

Tổng hợp: Leo