Tìm hiểu về Dutch Angle – Góc quay nghiêng làm nên sự khác biệt cho “Ròm”

Sau khi được chiếu, Phim Ròm đã để lại được nhiều dấu ấn trong lòng người xem. Đặc biệt với kĩ thuật góc máy chao nghiêng Dutch Angle tạo nên điểm nhấn mới lạ khác biệt.

dutch-angle-goc-quay-nghieng-levier

Tác phẩm đã nhận được giải thưởng cao nhất (New Currents) tại Liên hoan phim Quốc tế Busan-Liên hoan phim Quốc tế lớn nhất Châu Á lần thứ 24. Không chạy theo các đề tài hot ăn khách hiện thời, Phim Ròm khai thác mảng cuộc sống của các thiếu niên đường phố, tầng lớp lao động ở dưới đáy tận cùng của xã hội.

Sau tuần đầu tiên công chiếu, Ròm đã được khán giả chú ý đến và trở thành đề tài bình luận của nhiều khán giả. Tuy có những luồng ý kiến trái chiều nhưng đa số các ý kiến về bộ phim đều khá tích cực của khán giả Việt.

Với rất nhiều cái “đầu tiên” báo chí đã ghi nhận, Ròm còn được định nghĩa bởi góc máy chao nghiêng lạ lẫm xuyên suốt, đây chính là kỹ thuật mới lạ đã tạo nên điểm nhấn khác biệt cho toàn bộ tác phẩm. Vậy góc máy đặc sắc này là gì? Tác dụng của nó mang ý nghĩa thế nào? Hãy cùng Levier Agency đi sâu vào tìm hiểu Dutch Angle nào.

Dutch Angle (Góc quay nghiêng/Góc quay Hà Lan)

Dutch Angle (hoặc Dutch Tilte) là một kỹ thuật nghiêng máy quay sang một bên tạo ra khung hình không bằng phẳng: “Góc quay cho khán giả tiếp cận một góc nhìn nghiêng, hiệu ứng khi xem giống như thể người xem đang nghiêng đầu sang một bên.”

dutch-angle-goc-quay-nghieng-levier
Một cảnh trong phim “Ròm”

Về cơ bản, góc quay này cho phép máy quay lăn trên trục của nó để đường chân trời không song song với đáy khung hình.

Tại sao quay góc nghiêng gọi là góc quay Hà Lan?

Góc quay Hà Lan còn được gọi là Góc quay Đức vì ban đầu nó xuất hiện trong các bộ phim Đức, đến từ phong trào phim biểu hiệu (German Expressionism) kéo dài từ năm 1910 đến khoảng năm 1930.

Các bộ phim về chiến tranh thế giới thứ nhất của Đức không được phép trình chiếu ở nước ngoài. Sau đó chiến tranh kết thúc, phần còn lại của thế giới mới được xem những phát triển mới nhất của phim Đức, hay phim Deutsch. “Dutch” (Hà Lan) có thể là sự đọc chệch đi của “Deutsch”, từ tiếng Đức có nghĩa là “German” (Người Đức). Vì vậy, mặc dù giờ đây nó được gọi là “Góc quay Hà Lan” nhưng trên thực tế có nguồn gốc từ Đức.

Dutch Angle sau đó được áp dụng ở nhiều nơi như ở Mỹ. Đáng chú ý nhất phải kể đến, bộ phim The Third Man đã sử dụng chúng để làm nổi bật xu hướng phim noir. Bộ phim này đã khiến khán giả khắp nước Mỹ bị thu hút bởi kỹ thuật quay phim góc nghiêng đã đem lại cho họ nhiều cảm giác mới lạ.

Hiện tại gần đây, đạo diễn Brian De Palma cũng đã sử dụng những góc nghiêng này để tạo hiệu ứng cảm giác cho người xem trong bộ phim đình đám Mission Impossible.

Chúng ta hãy tiếp tục xem xét thêm một vài minh chứng khác để tìm hiểu góc quay này đã được ứng dụng như thế nào theo thời gian và những cảm nhận được khơi dậy nơi trái tim của khán giả khi xem những cảnh quay này.

Jacob T. Swinney của Fandor đã tạo ra video tổng hợp dài 3 phút cho thấy kỹ thuật này đang được sử dụng trong một số lượng lớn các bộ phim.

Sử dụng Dutch Angle để làm gì?

Góc quay Hà Lan được sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Nhìn chung, đa số các góc quay Dutch Angle được dùng để gợi lên sự căng thẳng hoặc tâm lý căng thẳng cho nhân vật.

“Dutch Angle có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng ấn tượng và giúp miêu tả sự bất an, mất phương hướng, hành động điên cuồng hoặc tuyệt vọng, say xỉn, điên loạn, v.v., ”
MEDIACOLLEGE VIẾT.

Phim Việt Nam đầu tiên ứng dụng 99% Dutch Angle (Góc quay nghiêng/Góc quay Hà Lan)

dutch-angle-goc-quay-nghieng-levier-rom
Đạo diễn phim “Ròm”

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Vinh Phúc của Ròm chia sẻ, phim được sử dụng gần như 99% Dutch Angle. Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam sử dụng góc quay nghiêng độc đáo xuyên suốt cho cả bộ phim. Kỹ thuật quay này sẽ mang lại những trải nghiệm hình ảnh mới lạ, cải thiện thị giác khi xem. Khi được hỏi lý do tại sao lại chọn góc quay nghiêng làm chủ đạo cho cả bộ phim thì cũng được chia sẻ “Ròm muốn gửi gắm đến khán giả một góc nghiêng cuộc sống, một điều rằng ngoài kia vẫn còn nhiều lắm những mảng đời đang chênh vênh”.

Khi quay những góc nghiêng của Ròm, Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Khắc Nhật hóm hỉnh chia sẻ về độ nhập tâm khi tác nghiệp: “Khi mình quay những góc máy nghiêng, mình phải nghĩ ra những tư thế để vác máy nên thành ra khi làm những chuyện khác cũng hay bị nghiêng nghiêng theo”.

dutch-angle-goc-quay-nghieng-levier-rom
Những góc quay nghiêng trong phim “Ròm”

Phim quay nghiêng đến 99% là điều mà rất ít bộ phim mạo hiểm thực hiện. Trong giới chuyên môn điện ảnh, quay thẳng trở thành như một quy chuẩn. Thế nên bộ phim từng bị từ chối tại nhiều LHP lớn, trong đó có Cannes vì “quay nghiêng quá, không đủ điều kiện ứng tuyển.” Nhưng điều này lại làm nên nét đặc trưng riêng, thể hiện một phần lời của tác giả muốn gửi gắm.

Để có những thước phim đẹp, đoàn làm phim đã phải quay kéo dài trong nhiều năm. Chỉ riêng một cảnh thành phố ngập nước, đạo diễn phải chờ 2,5 tháng để quay được cảnh thật đẹp nhất. Khi quay phim thời điểm quay cũng không kém phần quan trọng, cả đoàn phải “săn” mặt trời đúng thời điểm để có ánh sáng thật tự nhiên cho từng cảnh quay. Đó là chưa kể đến các máy quay các khác nhau nên chuyên gian chỉnh màu Bùi Công Anh chia sẻ việc chỉnh màu để các footage cho cân bằng cũng lắm công phu.

Để bộ phim chỉnh chu,  Đạo diễn Trần Thanh Huy tiết lộ một shot hình quay ít nhất 8 lần (có khi 10-15 lần), dữ liệu của bộ phim lên đến 36TB (1TB = 200.000 bài hát 5 phút; 310.000 hình ảnh; hoặc 500 giờ phim, 24 TB = Số lượng dữ liệu video được tải lên YouTube mỗi ngày hồi năm 2016). Ngoài ra, với dữ liệu hiện có, anh có thể dựng thành 3 bộ phim điện ảnh khác nhau.

Một vài ví dụ khác của Dutch Angle

Dutch Angle từ khi xuất hiện đã trở thành một công cụ cho các nhà quay phim và đạo diễn khi cần tạo ra không khí căng thẳng. Độ nghiêng cũng là một cách tuyệt vời để thể hiện sự chông chênh trong tâm lý và thông báo chi tiết kịch tính sắp diễn ra.

Quentin Tarantino sử dụng góc máy quay này tiếp nối các cảnh trong clip này từ Inglorious Basterds.

Hãy xem chúng ta đã thay đổi như thế nào khi chuyển dần góc nhìn từ Người Do Thái sang Đức Quốc xã, và ngược lại? Chúng ta biết có điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra cũng như độ nghiêng tinh tế này đã giúp đẩy biến cố đến cực điểm và làm cho trải nghiệm cảm xúc trở nên chân thực hơn.
Nói về sự diệt vong sắp xảy ra, còn cảnh đếm bài trong Casino thì sao?

Đạo diễn Martin Scorsese sử dụng Dutch Angle ở đây báo hiệu điều tồi tệ sắp xảy ra với người đàn ông. Ông ta sắp phải mất cánh ty vì chiêu trò gian lận của mình đã không qua được mắt của nhà cái.

Sau đây, ta cũng có thể thấy các góc nghiêng được dùng trong điện ảnh có thể trải dài từ hơi chênh nhẹ(5 độ) cho đến nghiêng hẳn một phía (90 độ).

Phần kết

Về một khía cạnh nào đó, Ròm đã thành công khi áp dụng Dutch Angel để đẩy kịch tính đến cao trào, khiến khán giả căng thẳng và lo lắng cho các nhân vật. Các màn rượt đuổi thót tim khiến khán giả tập trung cao độ. Cường độ  Dutch Angel xuất hiện dày đặc cũng phần nào tạo nên cảm giác khó chịu từ đầu đến cuối khi xem. Phần nào nếu không quen được với góc nghiêng, khán giả cũng khó tiếp thu được trọn vẹn nội dung mà tác giả muốn truyền đạt.

Tóm lại, thủ thuật sẽ mang lại hiệu ứng tốt khi được sử dụng phù hợp đúng nơi đúng lúc. Chúng ta có thể phối hợp cùng nhiều thủ thuật khác để mang đến cảm nhận tốt nhất cho người xem, khiến họ cảm nhận được điều mà bạn muốn truyền tải. Đừng quên rằng góc máy quay của bạn chính là thế giới mà khán giả nhìn qua để hiểu thế giới trong phim của bạn nhé!

Tổng hợp: Tiên phạm